Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học tại Tphcm | 5 điều cần biết
Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học tại Tphcm | 5 điều cần biết
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC |
Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là ngành học vô cùng cần thiết với sự phát triển xã hội. Theo thống kê trường thì tới 95% sinh viên theo học ngành này; sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc làm phù hợp. Người ta thường nói “nhất y nhì dược” để nói về vị trí và mức lương của ngành y trong xã hội. Ngoài ra với mức lương tương đối cao của ngành xét nghiệm y học; cũng là động lực để bạn trẻ phấn đấu hoàn thành khóa học.
1. Ngành xét nghiệm y học là gì?
Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y mà ở đó; kỹ thuật viên sẽ phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện; cung cấp thông tin chính xác về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán; đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời.
Nhiệm vụ chính của xét nghiệm y học chính là đem đến kết quả phản ánh tình trạng bệnh tật; chính xác nhất vì thế ngành nghề này; ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền y học hiện đại. Theo một vài số liệu thống kê cho thấy có đến 70% chẩn đoán của bác sĩ; dựa vào kết quả xét nghiệm lâm sàng. Đây chính là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong công tác khám chữa bệnh.
2. Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học- học gì?
+ Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản, y học cơ sở và kiến thức chuyên môn ngành học để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề thuộc ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học.
– Hiểu biết các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học.
– Hiểu biết về pháp luật và các chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Về kỹ năng: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng thông thường và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành.
– Thực hiện được các xét nghiệm hàng loạt tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp.
– Thực hiện, kiểm tra và giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.
– Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động của một phòng xét nghiệm y sinh học.
– Tham gia chỉ đạo tuyến và phòng chống dịch.
– Thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
– Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau.
– Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Công việc của một kỹ thuật viên xét nghiệm y học:
Kỹ thuật viên xét nghiệm y học chính là những người sẽ thực hiện công việc lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân như: máu, nước tiểu, phân, dịch… thực hiện đánh giá, phân tích bằng những thiết bị máy móc, kỹ thuật hiện đại để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán của bệnh nhân.
Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện kỹ thuật xác định ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh, phân tích các chất có trong mẫu bệnh phẩm và thực hiện công tác an toàn trong khi truyền máu, kiểm tra hiệu quả sau khi sử dụng thuốc điều trị…
Kỹ thuật viên xét nghiệm y học cũng chính là những người sẽ thực hiện quá trình pha chế thuốc thử, kiểm tra chất lượng và quá trình xét nghiệm, phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của mẫu bệnh phẩm để khắc phục kịp thời. Đồng thời họ cũng sẽ xây dựng, điều chỉnh và kiểm tra quy trình xét nghiệm đảm bảo chất lượng xét nghiệm y tế và bảo vệ các dụng cụ, thiết bị trong phòng xét nghiệm.
4. Công việc thực tế sau khi học ra trường ngành xét nghiệm y học:
Vậy một kỹ thuật viên xét nghiệm phải đảm nhận những công việc gì?
- Hướng dẫn, giúp đỡ và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, … bảo đảm thực hiện đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm.
- Điều chế các loại thuốc thử, pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm.
- Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.
- Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác.
- Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu.
- Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm.
- Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.
- Bảo quản, giữ gìn dụng cụ , hóa chất dùng trong xét nghiệm.
- Hướng dẫn cho kỹ thuật viên xét nghiệm để họ làm quen với nghiệp vụ.
5. Mức lương ngành xét nghiệm y học (tham khảo)
Ngoài ra mức lương kỹ thuật viên xét nghiệm y học còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:
+ Cấp bậc công việc
+ Nơi làm việc, yếu tố khác..
Có thể bạn quan tâm>>
Mức lương của ngành xét nghiệm y học tuy rằng vô cùng hấp dẫn song yêu cầu đối với ngành cũng rất cao, đòi hỏi sinh viên phải được học tập, rèn luyện kiến thức, kỹ năng thật tốt ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.
Trên đây là những kiến thức chia sẽ về ngành kỹ thuật xét nghiệm y học. Hi vọng nó hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành xét nghiệm y học. Mọi thông tin tư vấn, tuyển sinh vui lòng liên hệ :
Đăng kí và ghi danh: tại Văn phòng tuyển sinh số 3
Địa chỉ : 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM
Ban tư Vấn Tuyển sinh : 0936.201.222
Hoặc liên hệ qua:
Email: hocvalam24h@gmail.com
Lưu ý: Khoa sẽ ngừng ghi danh khi đủ số lượng. Anh/chị học viên nên liên hệ với ban tư vấn tuyển sinh để được tư vấn tốt nhất.
Đăng ký hỗ trợ trực tuyến tại đây : (Phòng tuyển sinh sẽ liên hệ – hướng dẫn)